Format (định dạng) đĩa là quá trình chuẩn bị ổ đĩa cứng, đĩa mềm hay USB để lưu trữ dữ liệu. Trong một số tình huống, format đĩa cũng tạo ra một hay một vài hệ thống lưu trữ file (file system). Tùy theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện việc định dạng này ở cấp thấp hoặc cấp cao.
Format cấp thấp
Format cấp thấp (LLF – Low Level Format) là việc định dạng lại các track (rãnh từ), sector (cung từ), cylinder (liên cung từ) của ổ đĩa cứng. Các hãng sản xuất ổ đĩa cứng thường thực hiện format cấp thấp lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại và do đó có thể gây ra các vấn đề không lường trước được).
Quá trình format cấp thấp sẽ định dạng ổ cứng vật lý thành một ổ cứng duy nhất thông qua các bước:
+ Rà soát các sector, đánh dấu các bad sector (cung từ lỗi) nếu có.
+ Xóa thông tin trong MBR (Master Boot Record - bản ghi khởi động chính).
+ Định dạng bảng MFT (Master File Table - chứa thông tin về các track và các sector của ổ cứng).
Format cấp thấp có 2 loại:
Loại thứ nhất sử dụng các chương trình Console trong môi trường DOS. Khi đó quá trình format sẽ thực hiện các bước như trên, nhưng không thực hiện gán giá trị 0 vào mỗi cung từ (fill-zero). Vì vậy nếu sử dụng loại format này thì dữ liệu vẫn có thể cứu được bằng các công cụ chuyên nghiệp.
Loại thứ hai sử dụng chức năng LLF (Low Level Format) của BIOS. Ngoài những bước thực hiện như trên, chức năng LLF sẽ vừa đọc các cung từ trên ổ cứng, vừa điền giá trị 0 vào mỗi cung.
Format cấp thấp sẽ loại trừ các bad sector. Do vậy mỗi lần thực hiện LLF dung lượng ổ cứng có thể bị giảm đi một chút khi đĩa có những cung từ bị lỗi vật lý.
Format cấp cao
Format cấp cao (High-level Format) là các hình thức format thông thường mà nhiều người sử dụng đã từng thực hiện (chúng được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong DOS hoặc Windows. Hình thức format này có hai dạng: Quick format và Full format.
Quick format: là quá trình định dạng chỉ đơn thuần xoá thông tin trong bảng MFT, để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ lệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu thực hiện quick format trong DOS, bạn có thể sử dụng lệnh format với tham số "/q". Nếu thực hiện quick format trong hệ điều hành Windows, bạn chỉ việc chọn "Quick Format" trong mục Format options.
Quick format không phát hiện và loại bỏ các bad sector. Do đó quick format thường được sử dụng khi người dùng cài mới hệ điều hành Windows, hoặc loại bỏ nhanh chóng các dữ liệu cũ trên ổ đĩa.
Full format: là quá trình định dạng diễn ra giống quick format, nhưng sẽ đọc tất cả các track trong ổ cứng logic đó, đồng thời đánh dấu sector bị lỗi (nếu có). Như vậy full format sẽ xoá bỏ các dữ liệu cũ, đồng thời kiểm tra, phát hiện và đánh dấu loại bỏ những vùng đĩa bị hư hỏng, tránh việc tiếp tục ghi dữ liệu vào các vùng đĩa đã bị hư hỏng này.
Tham số khi format
Ở dạng format cấp thấp, bạn hầu như không phải nhập tham số gì khi thực hiện thao tác trong môi trường DOS.
Ở dạng format cấp cao, nếu là hình thức quick format thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất. Có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước của đơn vị lưu trữ cơ bản: Cluster.
Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 bytes, tương đương với kích thước của đơn vị lưu trữ nhỏ nhất: sector (1 sector = 512 bytes). Các kích thước còn lại có thể là 1024, 2048, 4096 bytes.
Sự lựa chọn kích thước cluster phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn sử dụng phân vùng cần định dạng để lưu trữ các tập tin có kích thước như thế nào. Chúng ta cùng xem ví dụ sau để hiểu hơn về lựa chọn kích thước cluster. Nếu lựa chọn kích thước cluster là 512 bytes thì khi lưu một file dung lượng 100 bytes, trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 1 cluster (512 byte) để chứa tập tin này. Khi đó phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng là 412 bytes. Nhưng nếu lựa chọn kích thước cluster là 4096 bytes thì phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng sẽ thành 3996 bytes. Tuy nhiên, nếu lựa chọn kích thước cluster có kích thước nhỏ thì các bảng FAT (File Allocation Table) hoặc các bảng MFT (Master File Table) lại trở nên lớn hơn.
Như vậy, nếu để lưu trữ các file văn phòng như Word, Excel..., bạn có thể chọn kích thước cluster là 1024 hoặc 2048 bytes. Ngược lại nếu lưu trữ các file là các bộ cài đặt phần mềm hoặc các file video có kích thước lớn, bạn có thể chọn kích thước cluster lớn hơn.
Windows có thể cho bạn biết kích thước thực (size) của một file và kích thước chiếm dụng của file đó trên ổ cứng (size on disk) bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Khi nhìn vào 2 thông số này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự lãng phí nêu trên.
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn nên biết khi tiến hành format ổ cứng. Những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức format phù hợp với mục đích sử dụng.
Chúc các bạn thành công.
Format cấp thấp
Format cấp thấp (LLF – Low Level Format) là việc định dạng lại các track (rãnh từ), sector (cung từ), cylinder (liên cung từ) của ổ đĩa cứng. Các hãng sản xuất ổ đĩa cứng thường thực hiện format cấp thấp lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại và do đó có thể gây ra các vấn đề không lường trước được).
Quá trình format cấp thấp sẽ định dạng ổ cứng vật lý thành một ổ cứng duy nhất thông qua các bước:
+ Rà soát các sector, đánh dấu các bad sector (cung từ lỗi) nếu có.
+ Xóa thông tin trong MBR (Master Boot Record - bản ghi khởi động chính).
+ Định dạng bảng MFT (Master File Table - chứa thông tin về các track và các sector của ổ cứng).
Format cấp thấp có 2 loại:
Loại thứ nhất sử dụng các chương trình Console trong môi trường DOS. Khi đó quá trình format sẽ thực hiện các bước như trên, nhưng không thực hiện gán giá trị 0 vào mỗi cung từ (fill-zero). Vì vậy nếu sử dụng loại format này thì dữ liệu vẫn có thể cứu được bằng các công cụ chuyên nghiệp.
Loại thứ hai sử dụng chức năng LLF (Low Level Format) của BIOS. Ngoài những bước thực hiện như trên, chức năng LLF sẽ vừa đọc các cung từ trên ổ cứng, vừa điền giá trị 0 vào mỗi cung.
Format cấp thấp sẽ loại trừ các bad sector. Do vậy mỗi lần thực hiện LLF dung lượng ổ cứng có thể bị giảm đi một chút khi đĩa có những cung từ bị lỗi vật lý.
Format cấp cao
Format cấp cao (High-level Format) là các hình thức format thông thường mà nhiều người sử dụng đã từng thực hiện (chúng được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong DOS hoặc Windows. Hình thức format này có hai dạng: Quick format và Full format.
Quick format: là quá trình định dạng chỉ đơn thuần xoá thông tin trong bảng MFT, để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ lệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu thực hiện quick format trong DOS, bạn có thể sử dụng lệnh format với tham số "/q". Nếu thực hiện quick format trong hệ điều hành Windows, bạn chỉ việc chọn "Quick Format" trong mục Format options.
Quick format không phát hiện và loại bỏ các bad sector. Do đó quick format thường được sử dụng khi người dùng cài mới hệ điều hành Windows, hoặc loại bỏ nhanh chóng các dữ liệu cũ trên ổ đĩa.
Full format: là quá trình định dạng diễn ra giống quick format, nhưng sẽ đọc tất cả các track trong ổ cứng logic đó, đồng thời đánh dấu sector bị lỗi (nếu có). Như vậy full format sẽ xoá bỏ các dữ liệu cũ, đồng thời kiểm tra, phát hiện và đánh dấu loại bỏ những vùng đĩa bị hư hỏng, tránh việc tiếp tục ghi dữ liệu vào các vùng đĩa đã bị hư hỏng này.
Tham số khi format
Ở dạng format cấp thấp, bạn hầu như không phải nhập tham số gì khi thực hiện thao tác trong môi trường DOS.
Ở dạng format cấp cao, nếu là hình thức quick format thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất. Có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước của đơn vị lưu trữ cơ bản: Cluster.
Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 bytes, tương đương với kích thước của đơn vị lưu trữ nhỏ nhất: sector (1 sector = 512 bytes). Các kích thước còn lại có thể là 1024, 2048, 4096 bytes.
Sự lựa chọn kích thước cluster phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn sử dụng phân vùng cần định dạng để lưu trữ các tập tin có kích thước như thế nào. Chúng ta cùng xem ví dụ sau để hiểu hơn về lựa chọn kích thước cluster. Nếu lựa chọn kích thước cluster là 512 bytes thì khi lưu một file dung lượng 100 bytes, trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 1 cluster (512 byte) để chứa tập tin này. Khi đó phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng là 412 bytes. Nhưng nếu lựa chọn kích thước cluster là 4096 bytes thì phần dung lượng bị bỏ phí không sử dụng sẽ thành 3996 bytes. Tuy nhiên, nếu lựa chọn kích thước cluster có kích thước nhỏ thì các bảng FAT (File Allocation Table) hoặc các bảng MFT (Master File Table) lại trở nên lớn hơn.
Như vậy, nếu để lưu trữ các file văn phòng như Word, Excel..., bạn có thể chọn kích thước cluster là 1024 hoặc 2048 bytes. Ngược lại nếu lưu trữ các file là các bộ cài đặt phần mềm hoặc các file video có kích thước lớn, bạn có thể chọn kích thước cluster lớn hơn.
Windows có thể cho bạn biết kích thước thực (size) của một file và kích thước chiếm dụng của file đó trên ổ cứng (size on disk) bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Khi nhìn vào 2 thông số này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự lãng phí nêu trên.
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn nên biết khi tiến hành format ổ cứng. Những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức format phù hợp với mục đích sử dụng.
Chúc các bạn thành công.
Comments
Post a Comment